Việt Nam và Trung Quốc đã chắc suất vào bán kết nên cuộc đối đầu tại nhà thi đấu Đại học sư phạm Hàng Châu tối 5/10 chỉ còn tính chất phân định ngôi nhất - nhì bảng E vòng hai. HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cho đội chính thi đấu hiệp một nhưng không thể tạo đột biến và thua dễ 13-25.
Trung Quốc sở hữu đội hình có chiều cao vượt trội với tám trong 12 cầu thủ cao trên 1,ệtNamđụngNhậtBảnởbánkếtbóngchuyềnnữnối từ89 m - nổi bật là chủ công Yuan Xinyue (2,02 m). Chủ nhà gần như chỉ cần đập bóng là ăn điểm, trong khi Việt Nam gặp khó trong việc lách hàng chắn đối thủ.
Trước tình huống ấy, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt quyết định cất chủ công Trần Thị Thanh Thuý, chuyền hai Đoàn Thị Lâm Oanh và phụ công Hoàng Thị Kiều Trinh, nhằm dồn sức cho bán kết. Nhóm cầu thủ ít thi đấu như Phạm Thị Nguyệt Ánh, Võ Thị Kim Thoa, Đoàn Thị Xuân, Lý Thị Luyến, Vi Thị Như Quỳnh được vào sân. Ở sân đối diện, Trung Quốc cũng xoay vòng cầu thủ, nhưng khoảng cách trình độ khác biệt giúp họ tiếp tục thắng dễ 25-13 và 25-11.
Dù thất bại, Việt Nam vẫn làm nên lịch sử khi lần đầu tiên góp mặt tại bán kết bóng chuyền một kỳ Asiad. Trước đó, thành tích tốt nhất của nữ là hạng sáu năm 2018, của nam là hạng bảy năm 1990.
Ở bán kết ngày mai 6/10, Việt Nam sẽ chạm trán Nhật Bản – đội thắng Thái Lan 3-0 với tỷ số các set là 25-23, 25-19, 25-13. Trận gần nhất hai đội gặp nhau là tranh HC đồng giải bóng chuyền nữ vô địch châu Á 2023 đầu tháng 9. Hai đội phải bước vào set năm trước khi kinh nghiệm của Nhật Bản lên tiếng để thắng chung cuộc 3-2.
Đội hình Nhật Bản không có ưu thế thể hình, với cầu thủ cao nhất là Haruyo Shimamura – 1,82 m. Tuy nhiên, họ dùng chiến thuật linh hoạt và khả năng phòng ngự bền bỉ, bước một và chuyền hai tốt.
Hiếu Lương