Sáng 21.10,ávànghômnayĐếnlượtvàngnhẫnlậpkỷlụctrêntriệcách làm chả lá lốt giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào 70,25 triệu đồng và bán ra 71,05 triệu đồng, giảm 50.000 đồng so với mức cao của ngày hôm qua. Nhưng so với 24 giờ trước đó, mỗi lượng vàng miếng SJC đã cộng thêm 300.000 đồng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC tăng lên 800.000 đồng/lượng thay vì mức 700.000 đồng trước đó.
Đáng chú ý, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 1, 2 và 5 chỉ được mua vào 58,1 triệu đồng, bán ra 59,1 triệu đồng. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay của vàng nhẫn SJC. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhẫn được SJC duy trì ở mức 1 triệu đồng/lượng. Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 của SJC nhưng trọng lượng ít hơn là 0,3 chỉ hoặc 0,5 chỉ cũng tăng vọt lên kỷ lục mới và bán cao hơn với 59,2 triệu đồng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng cuối tuần đứng ở mức 1.982,2 USD/ounce, cao hơn gần 10 USD so với hôm qua. Kim loại quý kéo dài chuỗi tăng và đang ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua do các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng tại Trung Đông leo thang. Điều đó khiến nhiều người quan tâm hơn đến tài sản an toàn như vàng bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng lập đỉnh.
Một số nhà phân tích dự báo giá vàng có thể chạm lại ngưỡng 2.000 USD/ounce hoặc thậm chí hướng đến mức kỷ lục quanh 2.075 USD/ounce, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Trong phiên giao dịch hôm qua, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm tới 5,001%, đánh dấu lần đầu tiên vượt ngưỡng 5% trong 16 năm qua. Mức lợi suất này có thể tác động đến nền kinh tế thông qua việc gia tăng lãi suất thế chấp, thẻ tín dụng, các khoản cho vay mua ôtô… Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm cũng chạm mức cao nhất kể từ tháng 7.2007. Trong khi đó, lãi suất thế chấp cố định kỳ hạn 30 năm đạt 8% trong tuần này, mức chưa từng thấy kể từ năm 2000.